Các loại inox phế liệu phổ biến và cách phân loại chi tiết

ĐẶC BIỆT HOA HỒNG CAO CHO NGƯỜI GIỚI THIỆU

Email: phelieutlt@gmail.com

Các loại inox phế liệu phổ biến và cách phân loại chi tiết

Inox phế liệu ngày càng trở thành nguồn tài nguyên tái chế quan trọng trong công nghiệp và đời sống.

Dù có đặc tính không gỉ, bền bỉ và khả năng tái sử dụng cao nhưng không phải loại inox nào cũng giống nhau.

Việc hiểu rõ các loại inox phế liệu phổ biến và cách phân loại sẽ giúp quá trình thu mua, tái chế diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại inox phế liệu thông dụng và cách phân biệt một cách chi tiết.

1. Đôi nét về thị trường inox phế liệu

Phế liệu Inox là những sản phẩm/ đồ dùng được làm từ inox, đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. 

Đặc điểm của inox là không gỉ sét hay mục nát nên khi trở thành phế liệu thì chúng có báo giá thu mua rất cao.

Nhu cầu thu mua phế liệu inox ngày càng phát triển và diễn ra sôi động dưới sự tham gia của nhiều người. 

Đôi nét về thị trường inox phế liệu

Chính vì vậy các đơn vị thu mua phế liệu inox cũng cho ra đơn nhiều dịch vụ thu mua phế liệu inox giá cao. 

Các đơn vị này thường nhận thu gom, phân loại inox phế liệu với số lượng lớn và tái chế thành các mặt hàng khác hữu ích.

Các loại giấy phế liệu có giá trị cao và cách phân biệt chúng

2. Các loại inox phế liệu phổ biến

Inox phế liệu là một trong những vật liệu được tái chế phổ biến nhờ tính bền, khả năng chống ăn mòn và giá trị tái sử dụng cao. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng inox phế liệu có nhiều loại khác nhau, cụ thể như:

2.1. Phế liệu inox 316

Đây là phế liệu inox có giá trị cao do chất lượng và khả năng ứng dụng đa dạng.

  • Phế liệu inox 316 có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn rất tốt, thậm chí còn cao hơn inox 304. 
  • Loại này chứa một lượng molybdenum, giúp nó chống lại môi trường khắc nghiệt nên thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất, dầu khí và hàng hải. 

Phế liệu inox 316

2.2. Phế liệu inox 304

Đây là loại inox phế liệu được thu mua với giá cao nhất trong tất cả các loại hiện nay. 

  • Thành phần chủ yếu của phế liệu inox 304 là crom và niken nên có tính chống oxy hóa, có độ bền và độ mềm dẻo cao. 
  • Phế liệu inox 304 có thể dễ dàng tái chế & tạo ra những chi tiết nhỏ, đòi hỏi độ khó cao, thường xuất hiện phổ biến trong môi trường y tế.

2.3. Phế liệu inox 201

Phế liệu inox 201 còn được gọi là phế liệu inox loại 2, là lựa chọn phổ biến trong các ứng dụng yêu cầu chi phí thấp hơn.

  • Thành phần chính của phế liệu inox 201 này là mangan (thay thế cho niken) nên giá của cũng sẽ thấp hơn so với phế liệu inox 304. 
  • Loại phế liệu inox này có khối lượng tương đối nhẹ, bề ngoài đẹp và an toàn cho sức khỏe con người nên thường được dùng để chế tạo ra những đồ gia dụng. 

2.4. Phế liệu inox 430

Đây là loại inox có chứa hàm lượng crom cao nhưng không chứa niken.

  • Phế liệu inox 430 có khả năng chống gỉ kém hơn và ít được ưa chuộng trong những môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với hóa chất. 
  • Loại phế liệu inox này vẫn có độ bền và độ sáng nhất định nên thường được sử dụng trong các thiết bị gia dụng như dao, kéo, và các vật dụng ít tiếp xúc với nước.

Inox phế liệu 430

2.5. Phế liệu inox 410

Phế liệu inox 410 có độ cứng cao và có thể chịu nhiệt tốt, nhưng khả năng chống ăn mòn không cao bằng inox 304 hay 316. 

  • Loại phế liệu inox này thường được dùng để làm các chi tiết máy móc và công cụ cắt gọt. 
  • Khi tái chế, phế liệu inox 410 có giá trị thấp hơn so với inox 304 và 316 do đặc tính chống gỉ kém hơn.

Mỗi loại inox phế liệu đều có đặc điểm và giá trị khác nhau tùy theo thành phần hợp kim và đặc tính kỹ thuật.

Hiểu rõ các loại inox phế liệu trên sẽ giúp bạn định giá phế liệu chính xác hơn và tận dụng tối đa giá trị tái chế từ loại phế liệu này.

3. Cách phân loại và tái chế inox phế liệu

Phân loại và tái chế inox phế liệu đòi hỏi sự hiểu biết về thành phần và đặc tính của từng loại inox, để từ đó có thể xử lý và tái sử dụng một cách hiệu quả nhất. 

Cách phân loại và tái chế inox phế liệu

Dưới đây là cách phân loại và quy trình tái chế inox phế liệu:

3.1. Phân loại inox phế liệu

Phân loại inox phế liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái chế vì mỗi loại inox có thành phần kim loại khác nhau và giá trị cũng khác biệt.

  • Dùng nam châm hút, nếu hút là inox 403 hoặc các inox giá rẻ khác (202, 204…). Không hút là inox 316, 304, 201, 510, 630…
  • Phân biệt inox 304 và 201 bằng các thuốc thử chuyên dụng. Nếu bột thủ có màu xám là 304, màu đỏ là 201. 

3.2. Quy trình tái chế inox phế liệu

Tái chế inox phế liệu giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường.

Quy trình tái chế inox phế liệu

Quy trình tái chế inox bao gồm các bước sau:

  • Thu gom và phân loại sơ bộ: Sau khi thu gom, phế liệu inox được phân loại sơ bộ để tách các kim loại khác và loại bỏ các tạp chất. 
  • Cắt và nghiền: Phế liệu inox sau đó được cắt thành các mảnh nhỏ để dễ dàng xử lý. 
  • Nấu chảy và tinh chế: Phế liệu inox được đưa vào lò nấu chảy ở nhiệt độ cao để loại bỏ các tạp chất không mong muốn.
  • Đúc và tạo hình: Sau khi được tinh chế, inox lỏng sẽ được đúc thành các thỏi hoặc cuộn, chuẩn bị cho các ứng dụng công nghiệp mới. 

Với các bước phân loại và tái chế đúng cách, inox phế liệu có thể mang lại giá trị cao, giúp giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả

Zalo
Hotline